Những sai lầm cực kỳ tai hại của bà nội trợ khi nấu cơm
Khi cơm bị mất chất dinh dưỡng, sẽ chẳng mang lại tác dụng gì ngoài việc lấp đầy dạ dày.
1. Ăn gạo mốc
Nhiều người cho rằng gạo mốc chỉ cần vo đi vo lại nhiều lần sẽ trở nên trắng và có thể sử dụng được. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng nấm mốc thực chất không nằm ở vỏ mà xuất phát từ trong thân của gạo, việc làm sạch bên ngoài sẽ không thể loại bỏ những vi nấm. Nguy cơ ung thư sẽ rất cao nếu bạn cứ ăn loại gạo này.
Nấm mốc thực chất không nằm ở vỏ mà xuất phát từ trong thân của gạo.
2. Chọn sai nồi
Việc lựa chọn nồi là một trong những yếu tố quan trọng nhưng không phải ai cũng chú ý. Một cái nồi với phần đáy dày sẽ giữ cũng như phân phối nhiệt tốt hơn, giúp hình thành các túi hơi làm cơm chín mềm hơn.
3. Vo gạo quá kỹ
Nhiều người tin rằng bụi bẩn và các sản phẩm công nghiệp sẽ bám vào gạo trong quá trình sản xuất, xay xát cho nên việc chà xát thật kỹ sẽ giúp loại bỏ chúng. Tuy nhiên đây chính là thói quen sai lầm bởi nó làm mất đi các loại vitamin, chất khoáng có trong gạo – những chất dinh dưỡng tập trung ở phần vỏ cám.
4. Mở nắp thường xuyên
Nếu cơm đang sôi mà bạn mở nắp nhiều sẽ kéo dài thời gian nấu vì nó làm giải phóng áp suất và hơi nước. Đồng thời, điều này cũng có thể khiến nồi cơm không còn ngon bởi việc mở nắp ra sẽ làm thay đổi tỷ gạo – nước, nên khi cơm chín sẽ bị khô.
5. Khuấy nhiều lần
Khuấy gạo trong khi nó đang sôi sẽ khiến tinh bột hoạt hóa và ngăn ngừa sự hình của túi hơi, trong một số trường hợp còn làm gạo bị nhão ngoài ý muốn.
6. Nấu cơm bằng nước lạnh
Nấu cơm bằng nước lạnh sẽ khiến hạt gạo trương lên và các chất dinh dưỡng đồng thời cũng tan ra trong nước. Nếu nấu cơm bằng nước nóng, lớp ngoài của hạt gạo sẽ co nhanh lại và tạo thành lớp màng bảo vệ giúp hạt gạo không bị vỡ nứt, từ đó các chất dinh dưỡng sẽ được giữ lại.
Nấu cơm bằng nước lạnh sẽ khiến hạt gạo trương lên và các chất dinh dưỡng đồng thời cũng tan ra trong nước.
Nấu cơm bằng nước sôi, đậy vung giữ nhiệt, tránh cho gạo tiếp xúc với không khí sẽ khiến lượng vitamin B1 sẽ được giữ lại nhiều hơn 30% so với cách nấu bằng nước lạnh.
7. Cho muối vào nấu cùng
Nhiều người cho rằng, cho muối vào nấu cùng sẽ giúp nước đun sôi nhanh hơn, làm cho vị cơm ngon hơn. Tuy nhiên, hiệu quả đâu thì chưa thấy nhưng muối sẽ làm cản trở quá trình tinh bột liên kết và trở thành gelatin.
8. Xới cơm quá sớm
Khi nấu chín, phần cơm ở trên sẽ được sấy khô nhanh hơn ở phía dưới nên một điều quan trọng là sau khi cơm chín ít nhất khoảng 5 phút thì mới tiến hành xới, như vậy thì hạt cơm sẽ tơi, mềm đều hơn. Nếu xới sớm quá thì cơm sẽ dính hết vào đũa, độ ẩm của các hạt cơm cũng không được đồng nhất.
9. Để cơm chín quá lâu mới ăn
Việc làm này không chỉ khiến cơm bị khô, cứng, ôi mà còn làm giảm đi một lượng chất dinh dưỡng nhất định. Tốt nhất, các bạn nên ăn cơm sau khi bật nút ủ khoảng 10 - 15 phút. Đó cũng là lúc cơm ngon, ngọt và tơi nhất.
10. Nấu tất cả các loại gạo giống nhau
Có nhiều loại gạo khác nhau nên để nấu chúng cũng không hề giống nhau. Nếu áp dụng chung một công thức để nấu tất cả các loại gạo, nhiều khi bạn sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng của chúng. Ví dụ như gạo lứt sẽ cần nhiều nước hơn gạo trắng, gạo lứt hạt ngắn sẽ cần nhiều nước hơn gạo lứt hạt dài.
TIN Sức Khỏe NỔI BẬT

Lâu nay, nhiều người chia sẻ thông tin thực phẩm kỵ nhau gây chết người lan truyền rộng rãi đã gây không ít lo lắng cho các bà nội trợ.
Bài được quan tâm
- Dịch sởi bùng phát: Người lớn anti vắcxin, trẻ em “gánh đủ”
- Sai lầm tai hại khiến con thối mủn xương hàm, mù mắt khi chữa sởi
- Đừng chủ quan với biến chứng của bệnh sốt xuất huyết
- Thêm 29 bé trai Hưng Yên bị sùi mào gà do nong bao quy đầu
- Quy định mới về quyền lợi khám chữa bệnh BHYT như thế nào?
- Sử dụng cỏ Mỹ, ma túy đá: Những tác hại khôn lường
Bài viết mới
Bài viết khác
- Khó nuốt, khàn giọng… cũng có thể là bị ung thư
- Chụp phim thấy 2 quả thận biến mất, chỉ còn 1… chiếc đĩa!
- Người phụ nữ 30 tuổi toàn thân tím tái sau khi ăn món ăn nhiều người đang ăn mỗi ngày
- Phó Thủ tướng vào TP.HCM thị sát phòng chống dịch bệnh chân tay miệng
- Chuyên gia điểm mặt dấu hiệu tay chân miệng trở nặng có thể khiến trẻ tử vong
- Vi phạm về an toàn thực phẩm sẽ bị xử phạt tăng gấp 10 lần
- Cần thiết phải phát triển nguồn dược liệu sạch trong nước
- Tưởng chuối chín đốm đen là đồ sắp bỏ ai ngờ có công dụng ngừa ung thư
- Thực hư chuyện "chỉ bên ngoài" cũng có thai?
- TS.BS Trương Hồng Sơn: Cần thông tin minh bạch về đề án sữa học đường