Mối liên quan giữa hóc-môn và đau đầu ở phụ nữ
Đau đầu ở phụ nữ, đặc biệt là đau nửa đầu, có thể liên quan đến lượng hóc-môn Estrogen trong chu kì kinh nguyệt. Lượng Estrogen tụt giảm ngay trước chu kì kinh của bạn.
Chứng đau nửa đầu kinh nguyệt thường xảy ra trong hoặc sau khi lượng Estrogen và Progesteron tụt xuống mức thấp nhất.
Đau nửa đầu thường hết khi mang thai, đặc biệt nếu bạn bị chứng đau nửa đầu kinh nguyệt. Hoặc bạn có thể bị đau đầu trong 3 tháng đầu của thai kì, chúng thường biến mất khi đến tháng thứ 4.
Các yếu tố khởi phát đau nửa đầu liên quan đến hóc-môn ở phụ nữ
Thuốc tránh thai được coi như là liệu pháp hóc-môn thay thế trong thời kì mãn kinh có thể khởi phát những cơn đau nửa đầu ở một vài phụ nữ.
Từ năm 1966, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng chứng đau nửa đầu tăng lên ở những phụ nữ uống thuốc tránh thai, đặc biệt là những loại có hàm lượng cao Estrogen. Những thuốc chứa lượng thấp Estrogen hoặc chỉ chứa Progesteron ít gây ra tác dụng phụ này.
Chứng đau nửa đầu kinh nguyệt điều trị như thế nào?
Các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) là những thuốc được lựa chọn để điều trị chứng đau nửa đầu kinh nguyệt.
Các thuốc thường được sử dụng bao gồm:
- Ibuprofen (Advil, Motrin), ketoprofen (Orudis)
- Fenoprofen calcium (Nalfon), naproxen (Aleve, Naprosyn)
- Nabumetone (Relafen)
Các thuốc khác có thể được chỉ định, bao gồm:
- Các thuốc có chứa ergotamin liều thấp (Bellergal-S, Cafergot, Migranal)
- Các thuốc chẹn beta như propanolol (Inderal)
- Các thuốc chống co giật như divalproex sodium (Depakote), valproate (Depacon)
- Các thuốc chẹn kênh calci như verapamil (Calan, Covera-HS)
Bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc 1-2 ngày trước khi bắt đầu chu kì kinh và duy trì cho đến khi kết thúc chu kì.
Bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng một thuốc lợi tiểu trong suốt chu kì và hạn chế lượng muối ăn trước khi bắt đầu chu kì.
Nếu bạn vẫn không cải thiện, bác sĩ có thể đề nghị một loại thuốc có tác động đến mức độ hóc-môn như leuprolide acetate (Lupron).
Đau nửa đầu và thuốc tránh thai
Bởi vì làm tăng nguy cơ đột quỵ nên nếu bạn bị đau nửa đầu có triệu chứng báo trước (cơn aura), bạn không nên sử dụng thuốc tránh thai.
Thậm chí nếu bạn đau nửa đầu không có aura không có triệu chứng báo trước), bác sĩ cũng không khuyến cáo uống thuốc tránh thai nếu bạn trên 35 tuổi và có hút thuốc, có huyết áp cao hoặc cholesterol cao, béo phì hay tiểu đường.
Điều trị đau nửa đầu khi mang thai
Tránh điều trị đau nửa đầu khi mang thai. Các thuốc điều trị đau nửa đầu không chỉ ảnh hưởng đến tử cung của bạn mà chúng còn có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Bạn có thể sử dụng các thuốc giảm đau loại nhẹ như Tylenol nhưng hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Điều trị chứng đau nửa đầu mãn kinh
Ở nhiều phụ nữ, chứng đau nửa đầu sẽ cải thiện sau khi chu kì kinh nguyệt cuối cùng của họ kết thúc.
Nếu bạn đang sử dụng liệu pháp hóc-môn thay thế và chứng đau nửa đầu của bạn trở nên tệ hơn, bác sĩ có thể giảm liều, sử dụng hình thức khác hoặc dừng thuốc.
Viện y học ứng dụng Việt Nam
- Từ khóa:
- Mối liên quan giữa hóc-môn và đau đầu ở phụ nữ
- hóc-môn
- đau đầu ở phụ nữ
TIN Sức Khỏe NỔI BẬT

Trong dịp Tết nguyên đán, cô Trần 31 tuổi bị đau bụng dữ dội, phải đến bệnh viện cấp cứu. Không ngờ sau khi chích máu kiểm tra, bác sĩ phát hiện máu cô Trần có màu trắng như sữa.
Bài được quan tâm
- Thêm 29 bé trai Hưng Yên bị sùi mào gà do nong bao quy đầu
- Quy định mới về quyền lợi khám chữa bệnh BHYT như thế nào?
- Sử dụng cỏ Mỹ, ma túy đá: Những tác hại khôn lường
- Đã tìm ra thuốc điều trị HIV, cơ hội cho 37 triệu người
- Trẻ bị sởi có dấu hiệu này, cần đưa đến viện ngay lập tức
- Ung thư tấn công vì vô tư sử dụng sản phẩm chứa 5 hóa chất này
Bài viết mới
Bài viết khác
- Bệnh thủy đậu kiêng gì và nên ăn gì để nhanh khỏi
- Video: Hướng dẫn làm xe bập bênh từ vỏ hộp sữa cho bé
- Đánh vào "vùng cấm" có thể khiến trẻ mất mạng
- Vì sao cha mẹ ngại ngùng khi giáo dục giới tính cho con?
- Ảnh sinh nở "để đời" của bà mẹ vừa rặn đẻ vừa bấm máy chụp ảnh
- Bộ ảnh `phơi trần` cuộc sống của mẹ trước và sau khi sinh con
- Tổng chi phí cho 1 ca sinh thường, sinh mổ tại BV Từ Dũ?
- Nên và không nên khi mang thai: Đồn đoán và sự thật
- Bà mẹ liều mạng sinh mổ 4 lần, đối mặt với `tử thần` để giữ con
- Có nên chườm nóng bụng sau sinh?